8/07/2014

11 PHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC ĐẸP NHẤT - PHẦN I - THUYẾT TƯƠNG ĐỐI RỘNG

Hình: Phương trình Einstein nổi tiếng. Nguồn:Shutterstock/R.T. Wohlstadter 

Các phương trình toán học không chỉ hữu ích - nhiều phương trình còn khá đẹp. Và nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng họ thường thích các công thức cụ thể không chỉ vì chức năng của chúng mà còn về hình thức và chất thơ, sự đơn giản trong chúng. LiveScience hỏi các nhà vật lý, nhà thiên văn và nhà toán học về phương trình yêu thích của họ và dưới đây là những câu trả lời.



 Thuyết tương đối rộng (General relativity)

Phương trình trên được Einstein xây dựng vào năm 1915, là một phần của lý thuyết tương đối tổng quát mang tính đột phá của ông. Lý thuyết đã cách mạng hóa cách các nhà khoa học hiểu về lực hấp dẫn bằng cách mô tả lực hấp dẫn như là một sự uốn cong cấu trúc của không gian và thời gian.
Nhà vật lý thiên văn Mario Livio tại Space Telescope Science Institute (người đã đề cử phương trình yêu thích của mình) nói:
Nó vẫn còn khiến tôi ngạc nhiên rằng một phương trình toán học như vậy có thể mô tả mọi thứ về không thời gian
Tất cả cái thiên tài thực sự của Einstein được thể hiện trong phương trình này.”
"Phía bên tay phải của phương trình này mô tả năng lượng trong vũ trụ của chúng ta (bao gồm cả 'năng lượng tối ' mà thúc đẩy sự tăng tốc của vũ trụ hiện nay) ", Livio giải thích “Phía bên tay trái mô tả hình dạng của không-thời gian
Dấu bằng phản ánh một thực tế rằng trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, khối lượngnăng lượng quyết định đồng thời hình dạngđộ cong, là một biểu hiện của cái mà chúng ta gọi là lực hấp dẫn.
"Nó là một phương trình rất tao nhã " Kyle Cranmer , một nhà vật lý tại Đại học New York cho biết và nói thêm rằng phương trình cho thấy mối quan hệ giữa không gian - thời gian ,vật chất và năng lượng.
Phương trình này cho bạn biết làm thế nào chúng có liên quan với nhau - làm thế nào sự có mặt của mặt trời làm cong không-thời gian để trái đất di chuyển xung quanh nó theo quỹ đạo, v.v . Nó cũng cho bạn biết vũ trụ tiến hóa như thế nào từ sau Big Bang và tiên đoán rằng lỗ đen có tồn tại. "
[Còn tiếp]
Nguồn: LiveScience
Biên dịch: Ngô Lưu Duy Thái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét