8/20/2014

MẶT TRỜI - MỘT THIÊN THỂ ĐẶC BIỆT

Nguồn: http://cdn.images.express.co.uk/





















Nhiệt truyền như thế nào?

Bằng trực giác chúng ta có thể nhận thấy rằng hướng truyền của năng lượng là từ vật có năng lượng cao hơn sang vật có năng lượng thấp hơn. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên lý hai nhiệt động lực học. Nếu bạn cảm thấy quá nóng thì bạn phải đi xa đống lửa trại chứ không phải là lại gần nó. Thật ra bạn cũng không cần khoa học để biết rằng năng lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang vật ít nóng hơn. Bất kì đâu trong vũ trụ đều tuân theo quy luật đó nhưng trừ một thứ là Mặt Trời.


Vậy Mặt Trời làm cái gì nóng hơn cả chính nó?

Có một điều không đồng nhất giữa những gì khoa học nói và những gì thật sự Mặt Trời đang làm, nghịch lý này được biết đến như vấn đề đốt nóng của Nhật hoa. Khi nhiệt rời khỏi Mặt Trời, những nguyên lý của nhiệt động lực hoàn toàn bị phá vỡ trong khoảng cách vài trăm dặm và không ai có thể giải thích tại sao lại như vậy.

 Bề mặt Mặt Trời nóng dữ dội ở nhiệt độ khoảng 5500 độ Celsius.  Nhiệt truyền từ bề mặt Mặt Trời đến bề mặt cách nó vài trăm dặm (Nhật hoa), thì nó tăng lên khoảng 1000,000 độ Celcius. Như vậy thì nó nóng hơn 995,000 độ Celcious hay 1,791,000 độ Fahrenheit so với nhiệt độ đáng ra phải có.


Hình: Nhật hoa
Nguồn: http://cdni.wired.co.uk/

Nguồn nhiệt này (quả bóng với những vụ nổ hạt nhânplasma) phải là thứ nóng nhất chứ không phải là không gian xung quanh nó. Đây là trường hợp đặc biệt trong vũ trụ mà nguồn nhiệt lại lạnh hơn thứ được truyền nhiệt.

Điều này đã làm bận lòng các nhà vật lý khắp thế giới từ khi họ khám phá ra sự thật này từ năm 1939. Không thể nào vùng xung quanh Mặt Trời lại nóng hơn 200 lần so với bề mặt của nó ít nhất là đối với nguyên lý hai nhiệt động lực.

Nguyên lý nhiệt động lực  

Nhiệt động lực là một nhánh của vật lý tập trung nghiên cứu về nhiệt lượng, nhiệt độ và quan hệ của chúng với năng lượng. Nhiệt động lực giải quyết với những giá trị như là năng lượng, entropy, công và áp lực, những đại lượng này miêu tả một thực thể vật chất hay năng lượng. Nhiệt động lực có ba nguyên lý cơ bản:

Nguyên lý một: Sự tăng lên của nội năng của một hệ kín bằng với lượng nhiệt thêm vào và công thực hiện được: 

Nguyên lý hai nhiệt động lực phát biểu rằng: Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

Nguyên lý ba nhiêt động lực: Một hệ tiến gần với độ không tuyệt đối (-273,15 độ C hay 0 độ Kelvin 0K) thì entropy của hệ tiến đến giá trị bằng 0.




Biên dịch: Phạm Nguyễn Hoàng Thịnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét