8/28/2014

BẰNG CHỨNG XÁC THỰC CỦA LÝ THUYẾT VỀ NHẬT HOA



Nguồn ảnh: .khoahoc.com.vn

Các nhà khoa học đã đạt được một số những bằng chứng vững chắc để giải thích thứ gì đã khiến cho khí quyển bên ngoài của Mặt Trời lại nóng hơn bề mặt của nó. Những quan sát mới nhất về nhiệt độ cực nóng trên thang đo nhỏ đó chỉ phù hợp với chỉ một lý thuyết chính xác duy nhất: Lý thuyết về nanoflare (các vụ bùng phát) - một vụ nổ nhiệt lớn diễn ra thường xuyên trên Mặt Trời, thứ mà chúng ta chưa thể đo được riêng lẻ từng cái một - Cho chúng ta thấy được bí ẩn của độ nóng ngoài sức tưởng tượng.


Bất ngờ từ EUNIS

Còn thứ gì đáng ngạc nhiên hơn việc những quan sát mới này chỉ đến từ 6 phút thu thập dữ liệu từ nhiệm vụ ít tốn kém nhất của NASA. Nhiệm vụ EUNIS, viết tắt cho từ Extrem Utraviolet Normal Incidence Spectrograph, được khởi động vào tháng 4 năm 2013, dự án này thu thập dữ liệu từ Mặt Trời cứ mỗi 1.3 giây để biết được những tính chất của vật chất trên một dãy nhiệt độ rộng lớn ở khí quyển phức tạp của Mặt Trời.

Các vạch quang phổ
Nguồn ảnh: astrobio.net
Bề mặt quan sát được của Mặt Trời, gọi là photosphere (quang quyển), có nhiệt độ 6000 độ Kelvin, trong khi nhiệt độ của corona (nhật hoa) đạt được nhiệt độ nóng hơn cả 300 lần.

Jeff Brosius một nhà khoa học không gian tại đại học Catholic ở Washington D.C và ở trung tâm vũ trụ Goddard ở Greenbelt, Maryland nói rằng "Đó là một mảnh của câu đố". Ông nói thêm "mọi thứ thường mát hơn khi cách xa nguồn nóng. Khi bạn đang nướng một viên kẹo dẻo bạn đưa nó lại gần đống lửa để nấu, không phải đưa xa ra."


Brosius là tác giả đầu tiên của bài báo nói về những kết quả này vào ngày 1 tháng 8 năm 2014, bài báo được biên tập bởi tạp chí vật lý vũ trụ (Astrophysical Journal).

Một vài lý thuyết đã được đưa ra cho tới giờ về việc làm sao dòng năng lượng từ trường xuyên qua lớp corona được chuyển thành nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ của nó lên. Những lý thuyết khác nhau đã cho ra những tiên đoán khác nhau về loại vật chất và loại nhiệt nào có thể quan sát được, nhưng rất ít giải pháp quan sát đủ tốt để phân biệt những tiên đoán này.

Phân tích bằng máy quang phổ

Tên lửa ENIUS đã được trang bị với phiên bản cực kì nhạy của một thiết bị được xem như là máy quang phổ. Những máy quang phổ lấy thông tin về việc vật chất đó hiện diện bao nhiêu tại một nhiệt độ cho trước, bằng cách ghi lại những bước sóng ánh sáng khác nhau. ENIUS lên cao gần 200 dặm tên mặt đất, nhiệm vụ này của NASA chỉ trong 15 phút và thu thập những quan sát trong khoảng 6 phút từ phía trên khí quyển.


Hình: máy quang phổ
Nguồn ảnh:nasa.gov

Trong chuyến bay đó, ENUIS quét một vùng được xác định trước trên Mặt Trời được biết như một vùng từ trường phức tạp, một khu vực dữ dội, nơi đó có thể là nguồn gốc của những vụ nổ lớn hơn và những sự bùng phát khổng lồ của nhật hoa. Những tia sáng từ vùng đó lọt vào máy quang phổ của ENIUS, thiết bị này tách ánh sáng thành nhiều bước sóng khác nhau. Những bước sóng với những khoảng rộng hơn đều được thể hiện bởi đường nằm dọc gọi là vạch bức xạ. Lần lượt mỗi vạch bức xạ này thể hiện dữ liệu tại một nhiệt độ duy nhất trên Mặt Trời. Những phân tích xa hơn có thể xác định được mật độ và chuyển động của vật chất.


Hai máy quang phổ cùng phân tích bề mặt Mặt Trời
Nguồn: encrypted-tbn3.gstatic

Máy quang phổ ENIUS đã phân tích vùng bước sóng hữu dụng cho việc ghi lại những vật liệu ở nhiệt độ 10 triệu độ Kelvin - nhiệt độ đó là dấu hiệu của một vụ bùng phát lớn. Những nhà khoa học đã lý thuyết hóa rằng một vạn những vụ bùng phát đó có thể đốt nóng vật chất trên tầng khí quyển tới 10 triệu độ. Nó sẽ nguội đi cực kì nhanh chóng, tạo ra vật chất có nhiệt độ khoảng từ 1 đến 3 triệu độ Kelvin ở corona.

Dù sao thì, những hình ảnh mờ của vật chất cực nóng đó phải được giữ lại. Xem qua số liệu của 6 phút đó, nhóm EUNIS đánh dấu một bước sóng ánh sáng tương ứng với vật chất nóng 10 triệu độ. Đánh dấu được những bức xạ yếu ớt đó là một thành công của thiết bị EUNIS. Máy quang phổ có thể phân biệt rõ những quan sát về vật chất siêu nóng này.

Ý nghĩa to lớn của EUNIS

Brosius nói rằng "Thật sự là việc chúng ta có thể phân tích được vạch bức xạ một cách rõ ràng nhờ vạch kế bên đã làm cho những nhà phân tích quang phổ như tôi phấn kích cả đêm", "vạch bức xạ được quan sát trong tuần này như một phần lớn của vùng hoạt động đã thật sự cho chúng tôi những chứng cứ chắc chắn nhất cho sự tồn tại của nanoflares"

Có rất nhiều giả thuyết về năng lượng cơ học nào đã làm phun trào những dòng nhiệt đó. Hơn thế nữa, những giải thích khác đã cung cấp cho chúng ta điều gì đã làm nóng corona. Những nhà khoa học sẽ tiếp tục khám phá những ý tưởng này sâu hơn nữa dựa trên những quan sát thêm với công cụ và thiết bị được cải tiến của họ. Dù sao, không còn một lý thuyết nào dự đoán vật chất ở nhiệt độ đó ở corona nữa, cho nên lý thuyết này là mảnh quan trọng của bằng chứng về nanoflare.


Nguồn: sciencedaily

Biên dịch: Phạm Nguyễn Hoàng Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét