Nguồn hình: cdn.londonandpartners.com |
Những nhà nghiên cứu ở Anh đã phát triển một loại điện thoại biến đổi âm thanh xung quanh như tiếng ồn giao thông, tiếng nói chuyện hay tiếng nhạc ồn ào thành điện.
Một nhóm các nhà khoa học từ trường đại học Queen Mary của London đã kết hợp với Nokia để tạo ra một chiếc điện thoại nạp năng lượng bằng âm thanh. Bằng kích cỡ với Nokia Lumia 925, thiết bị này được lấp đầy bởi những máy phát điện có kích thước nano, những máy phát điện này có thể bắt được dao động âm thanh và tạo ra điện.
Lý thuyết và ứng dụng
Công nghệ này dựa trên một khái niệm được đề xuất bởi những nhà khoa học Hàn Quốc bốn năm trước được gọi là hiệu ứng áp điện, khái niệm này mô tả làm sao mà những dây nano được làm từ oxit kẽm lại tạo ra một dòng điện khi chúng phải chịu một loại áp lực cơ học như là nén, kéo dãn hay bẻ cong. Những nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những dây nano siêu nhỏ này rất nhạy cảm đến nỗi chúng sẽ bị bẻ cong dưới áp lực của sóng âm.
Hình: que nano kẽm oxit. (Nguồn: University of London) |
Để trở thành những máy phát điện thì tấm nhựa bao phủ bởi que nano này được kẹp giữa hai tấm tiếp điện ," Coxworth nói thêm: " Mặc dù những miếng tiếp điện nguyên mẫu được làm bằng vàng, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát triển một công nghệ giúp giảm giá thành cho phép họ sử dụng những miếng nhôm thay vì vàng"
Nhóm đã phát hiện rằng khi họ cài thiết bị này vào chiếc điện thoại thông minh nguyên bản của họ, và đưa nó ra trước những âm thanh như tiếng xe cộ, giọng người, và tiếng nhạc thì thiết bị này có thể tạo ra dòng điện 5 volt, đủ để sạc một điện thoại di động.
Một người trong nhóm đã nói: "Để có thể giữ cho những thiết bị di động làm việc lâu hơn, hay sạc đầy pin chỉ bằng cách đặt thiết bị vào vùng năng lượng ở xung quanh ta là một khái niệm thú vị",
Dành cho bạn đọc
Hình: khi tác dụng lực vào vật liệu nó sẽ tạo ra một dòng điện Nguồn:upload.wikimedia.org |
Hiện tượng xảy ra như sau: người ta tìm được một loại chất có tính chất hóa học gần giống gốm (ceramic) và nó có hai hiệu ứng thuận và nghịch, khi áp vào nó một trường điện thì nó biến đổi hình dạng và ngược lại khi dùng lực cơ học tác động vào nó thì nó tạo ra dòng điện
Nguồn sciencealert,lab.info.vn
Bài báo gốc: phys.org
Biên dịch: Phạm Nguyễn Hoàng Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét