8/11/2014

11 PHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC ĐẸP NHẤT - PHẦN III - PHÉP VI TÍCH PHÂN

Nguồn hình: Shutterstock/agsandrew

Trong khi hai phương trình đầu tiên mô tả những khía cạnh cụ thể của vũ trụ thì một phương trình được yêu thích khác có thể được ứng dụng cho tất cả các loại tình huống khác nhau. Lý thuyết cơ bản của giải tích tạo nên xương sống của phương pháp toán học được biết đến như phép vi tích phân, và liên kết hai ý tưởng chính của nó, khái niệm của tích phân và vi phân.

Hình: Issac Newton
Nguồn :http://en.wikipedia.org
Người đã chọn phép vi tích phân là phương trình yêu thích của mình, bà Melkana Brakalova - Trevithick, trưởng khoa toán tại đại học Fordham nói rằng "Nói một cách đơn giản, phép vi tích phân nói rằng tổng những thay đổi của một đại lượng nhẵnliên tục, như quãng đường chẳng hạn, trên một khoảng thời gian (ví dụ. sự khác biệt trong những giá trị của đại lượng tại những điểm cuối của khoảng thời gian) bằng với tích phân của của tốc độ thay đổi của đại lượng, ví dụ. tích phân của vận tốc". Bà nói thêm "Lý thuyết cơ bản của phép vi tích phân (FTC) cho phép chúng ta xác định được tổng thay đổi trên một khoảng dựa trên tốc độ của sự thay đổi trên toàn quãng đường."

Những hạt giống đầu tiên của phép vi tích phân bắt nguồn từ thời cổ đại, nhưng đến thế kỷ 17, phần lớn những hạt giống này mới được ghép lại với nhau bởi Issac Newton, ông đã sử dụng phép tính này để mô tả chuyển động của những hành tinh xung quanh mặt trời.

Dành cho bạn đọc

Hình: Gottfried Wilhelm Leibniz
Nguồn: www.visit-hannover.com

Ngoài Newton, một nhà toán học khác tên là Leibniz cũng đã độc lập phát triển phép vi tích phân. Trên thực tế đã có một "cuộc chiến" nảy lửa giữa Newton và Leibniz để được thừa nhận là cha đẻ của phép toán này. và bạn biết rồi đấy, phần thắng thuộc về Newton nhưng Leibniz cũng được mọi người ngầm thừa nhận là cha để thứ hai của phép tính và những kí hiệu của ông vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. .







Nguồn dịch: Live science

Người dịch: Phạm Nguyễn Hoàng Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét