Nguồn ảnh: http://www.iflscience.com/ |
Thế giới tính toán vừa đón nhận nhiều điều kì thú mới nhờ vào con chip mạnh mẽ lấy cảm hứng từ bộ não do IBM trình làng vào hôm thứ năm (7/8/2014). Nếu như nguyên mẫu hệ thống đơn nhân của họ được giới thiệu vào năm 2011 như một phần trong dự án System of Neuromorphic Adaptive Plastic Scalable Electronic (SyNAPSE) khiến mọi người kinh ngạc thì nay dự án mới này còn vượt xa cả dự án cũ
Hướng đi của IBM
Bộ não người đứng đầu trong danh sách các hệ thống tín toán với tư cách là hệ thống tổ chức hiệu quả nhất thế giới, do đó không có gì ngạc nhiên khi IBM và đối tác của họ chọn giả lập các khả năng của nó trong hệ thống mới. Phương pháp được gọi là điện toán nhận thức (cognitive computing) này nhắm tới việc bắt chước khả năng của não đối với trực giác, hành động và nhận thức.
Hình: chức năng của hai bán cầu não: Nguồn: http://visalakshiramani.wordpress.com/ |
Đến con chip siêu việt
Con chip mới này có kích thước bằng một con tem, nó mô phỏng chức năng của não phải trong việc xử lý tín hiệu cảm biến và nhận diện mẫu hình. Ý tưởng ở đây là có thể xử lý, phản hồi và "học" từ những thông tin thu nhận được tử môi trường. Nếu được phối hợp thành công với hệ thống "não trái" truyền thống, điều mà IBM cố gắng đạt được trong những năm tới, chúng ta có thể có một trí thông minh điện toán toàn diện với khả năng mạnh mẽ trong tay.
Sản phẩm được gọi là "TrueNorth" nó đạt được khả năng này thông qua một mạng lưới đáng kinh ngạc với hơn 1 triệu neuron có thể lập trình được, 256 triệu khớp thần kinh (synapse) tùy chỉnh được và hơn 4000 lõi neurosynaptic. Để so sánh, nguyên mẫu trước đó chỉ có 356 neuron và 260 nghìn khớp thần kinh và 1 lõi.
Hình: con chip thế hệ trước Nguồn: http://www.kurzweilai.net/ |
Đó là bước tiến khổng lồ trong chỉ 3 năm. Theo như trang wired.com, những neuron hay neuron gai (spiking neuron) này có thể cho phép con chip giải mã dữ liệu theo những mẫu hình của xung tín hiệu, điều khá giống với cách mà các nhà khoa học tin rằng não lưu trữ thông tin. Chi tiết về con chip được đăng trên Science.
IBM đã cho kiểm tra khả năng của con chip này trong nhiều loại tác vụ thông minh nhân tạo đa dạng chẳng hạn như nhận diện ảnh. Lấy ví dụ như một bài kiểm tra đưa ra cho con chip một loạt ảnh và các nhà khoa học phát hiện ra rằng nó có thể nhận dạng một lượng đối tượng với độ chính xác 80%. Điều đáng kinh ngạc là cả hệ thống sử dụng công suất có 63mW.
Giống như phiên bản 2011 của mình, con chip chỉ là một mẫu thử nghiệm. IBM hy vọng rằng cuối cùng có thể sản xuất một hệ thống chip neurosynaptic với 10 tỉ neuron và 100 ngàn tỉ khớp thần kinh để có thể xử lý thông tin khi chỉ dùng 1kW công suất. Cuối cùng thì nhiều con chip có thể được nối lại với nhau trên một bảng chip để tạo thành một mạng lưới lớn.
IBM dự đoán rằng công nghệ này có thể có nhiều ứng dụng đa dạng, chẳng hạn như hỗ trợ thị giác cho người mù, giám sát sức khỏe và phương tiện giao thông như xe tự hành.
Dành cho bạn đọc
Con chip TrueNorth của IBM quả là có một số liệu không tưởng, 1 triệu neuron và 256 khớp thần kinh. Thật ra bạn biết rằng bộ não lúc mới sinh có tới 100 tỉ neuron thần kinh tức gấp 100.000 lần số neuron của con chip này, nghĩa là bạn phải có 100.000 siêu chip như vậy mới có thể sánh ngang với não người.
Tuy nhiên tốc độ phát triển của dự án SyNAPSE của IBM quá nhanh, chỉ sao 3 năm, số neuron của con chip tăng đến gần 4000 lần và dự tính của họ là một con chip có số neuron gấp 10.000 lần hơn nữa.
Vậy còn điều gì ngăn cản nhân loại phát triển một con chip thông minh như não người và còn hơn thế nữa? PSIE nhường lại cho bạn đọc tưởng tượng về một tương lai không xa với những cỗ máy siêu thông minh như thế
Nguồn dịch: iflscience
Bài báo khoa học: sciencemag.org
Biên dịch: Nguyễn Trí Toàn Phúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét